2025-05-06 IDOPRESS
Máy bay G800 của hãng Gulfstream. Ảnh: Gulfstream
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh châu Âu (EASA) chứng nhận mẫu Gulfstream G800 trở thành máy bay tư nhân có tầm bay xa nhất thế giới,Interesting Engineering hôm 5/5 đưa tin. Với tầm bay tối đa 14.484 km,máy bay phản lực này được thiết kế để bay gần như đến bất kỳ nơi nào trên thế giới mà không cần dừng lại (ngoại trừ Sydney nếu cất cánh từ London).
G800 có thể bay hành trình ở tốc độ Mach 0,85 (1.050 km/h) và di chuyển 15.186 km,nhiều hơn 370 km so với dự kiến ban đầu. Nếu bay ở tốc độ Mach 0,87 (1.074 km/h),G800 vẫn có thể bay 14.816 km và ở tốc độ cao Mach 0,90 (1.111 km/h),máy bay có thể đạt 12.964 km. Tốc độ tối đa của máy bay cũng tăng lên Mach 1.155 km/h từ mức 1.142 km/h trước đó. "Mức độ hiệu suất này là một bước ngoặt cho ngành hàng không tư nhân",Mark Burns,chủ tịch của Gulfstream,cho biết.
Máy bay cũng đã cải thiện hiệu suất cất cánh và hạ cánh. Hiện tại,G800 chỉ cần đường băng 1.771 m để cất cánh và 946 m để hạ cánh trong điều kiện tiêu chuẩn ở mực nước biển,cho phép tiếp cận nhiều sân bay hơn. G800 không chỉ mang lại tầm bay xa và tốc độ cao mà còn được thiết kế với sự sang trọng và hiệu quả. Trang bị động cơ Rolls-Royce Pearl 700 và thiết kế cánh khí động học,máy bay có thể đạt tốc độ lên đến 1.055 km/h,chỉ thấp hơn máy bay tư nhân nhanh nhất thế giới,Bombardier Global 8000.
Bên trong,G800 có tới 4 khu vực sinh hoạt hoặc 3 khu vực sinh hoạt với một khoang dành riêng cho phi hành đoàn. Phương tiện có thể chứa tối đa 19 hành khách và cung cấp chỗ ngủ cho 10 người. Hành khách có thể tận hưởng ghế da sang trọng,nội thất trải thảm và 16 cửa sổ hình bầu dục đặc trưng của Gulfstream cung cấp tầm nhìn vượt trội. Khoang hành khách mang lại không gian yên tĩnh,WiFi tốc độ cao và không khí trong lành được lọc bằng hệ thống ion hóa plasma. Một trong những điểm nổi bật là độ cao cabin chỉ ở mức 866 m khi bay ở độ cao 12.497 m. Điều này giúp giảm mệt mỏi và làm cho chuyến bay đường dài trở nên thoải mái hơn.
"Đội ngũ Gulfstream không ngừng thử thách giới hạn trong khi đảm bảo tiêu chuẩn an toàn,chất lượng và cam kết với khách hàng",Burns chia sẻ. "Chúng tôi đã chuẩn bị cho thành tựu này và sẵn sàng đưa G800 vào hoạt động khi các đợt giao hàng cho khách hàng Mỹ và châu Âu bắt đầu".
Khi Gulfstream kỷ niệm cột mốc mới,một chiếc máy bay khổng lồ khác đang chuẩn bị ra mắt. Công ty Mỹ Radia công bố kế hoạch cho WindRunner,máy bay lớn nhất thế giới,dự kiến đi vào hoạt động năm 2030. WindRunner được thiết kế để giải quyết vấn đề rất cụ thể là vận chuyển cánh quạt turbine gió khổng lồ. Những cánh quạt này hiện nay dài tới 70 m và dự kiến sẽ lên tới 100 m,quá dài để vận chuyển bằng đường hàng không hoặc đường bộ thông thường. Một số dự án năng lượng gió thậm chí cần xây dựng đường riêng chỉ để vận chuyển cánh quạt,theo Gulfstream News. Trong khi WindRunner tập trung vào tiện ích,G800 chú trọng vào mang lại tốc độ,tầm bay và sự sang trọng cho hàng không doanh nghiệp.
An Khang (Tổng hợp)
05-06
05-06
05-06
05-06
05-06
05-06
05-06
05-06
05-06
05-06