Trang Chủ Công nghệ 5G Tài chính đầu tư Ứng dụng cuộc sống Cơ sở giáo dục thương hiệu xe hơi Trò chơi xã hội sự giải trí Khách sạn Trẻ em Tài chính Lữ đoàn văn hóa Tin tức món ăn Địa ốc Thể thao Sức khỏe thông minh thời trang

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng đề xuất phổ cập tiếng Anh toàn dân

2024-09-21 HaiPress

Tại hội nghị của Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp bàn về giải pháp phát triển đất nước sáng 21/9,ông Phạm Nhật Vượng,Chủ tịch Vingroup đề xuất Chính phủ tăng đào tạo,phổ cập tiếng Anh.

"Việc này không chỉ ở các trường công lập mà còn đào tạo cho toàn dân,để hướng tới một xã hội công dân toàn cầu",ông nói,thêm rằng Vingroup,các doanh nghiệp sẵn sàng tài trợ cho giáo viên lên vùng sâu vùng xa. "Đẩy mạnh đào tạo tiếng Anh từ vùng sâu,vùng xa đến thành thị sẽ tạo "cần câu cơm" tốt hơn cho trẻ,góp phần phát triển những nơi khó khăn này trong tương lai",ông nói thêm.

Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng phát biểu tại hội nghị,ngày 21/9. Ảnh: VGP

Trước đó,Bộ Chính trị đề nghị các cấp nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh,sinh viên,từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Việc này nhằm thực hiện Nghị quyết 29 năm 2013 của Ban Chấp hành trung ương Đảng "về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".

Cũng về đào tạo,Chủ tịch Vingroup đề nghị Chính phủ mở rộng hạn ngạch đào tạo sinh viên của khối công nghệ,khoa học máy tính,AI,dữ liệu lớn... Việc này nhằm tạo lượng lớn lao động trong ngành công nghệ - lĩnh vực có tương lai hơn nhiều so với các ngành khác trên thị trường.

Với lĩnh vực công nghệ,ông Lê Văn Kiểm,Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn KN Group kỳ vọng sẽ có nhiều sản phẩm công nghệ cao mang thương hiệu "Make in Việt Nam" trên quốc tế. Theo đó,Chính phủ cần tạo thuận lợi cho các dự án phát triển công nghiệp thế hệ mới,đơn giản hóa thủ tục hành chính,nhất là trong lĩnh vực quy hoạch,đầu tư và đất đai,thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo...

Ông Lê Văn Kiểm,Chủ tịch HĐQT KN Group nêu đề xuất tại Hội nghị sáng 21/9. Ảnh: VGP

Việt Nam hiện có hơn 930.000 doanh nghiệp đang hoạt động,đóng góp khoảng 46% GDP,30% nguồn thu ngân sách nhà nước. Song,theo Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng,quy mô doanh nghiệp phần lớn là nhỏ và vừa,tỷ lệ tham gia vào sản xuất chế biến còn hạn chế. Các doanh nghiệp lớn tương đối độc lập,tính dẫn dắt chưa rõ khi tỷ lệ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng còn thấp.

Tại hội nghị,bà Nguyễn Thị Phương Thảo,Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Sovico nói "lãnh đạo Chính phủ hãy tin tưởng ở những doanh nghiệp tư nhân". Bà Thảo đề xuất Chính phủ có các cơ chế dành cho "doanh nghiệp dân tộc". Từ đó,hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân có sức mạnh,thương hiệu quốc gia,quốc tế. Những đầu tàu này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ,khu vực nông nghiệp,nông thôn,các công ty khởi nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo,Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Sovico phát biểu tại hội nghị,ngày 21/9. Ảnh: VGP

Còn theo Chủ tịch Vingroup,Chính phủ cần hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ có đủ điều kiện ban đầu tham gia chuỗi công nghiệp phụ trợ. Hiện,hãng xe VinFast của ông Vượng có tỷ lệ nội địa hóa trên 50%,phấn đấu hết 2026 đạt tối thiểu 80%.

"Với sản lượng năm nay 80.000 xe,năm sau là 200.000 xe,rõ ràng đã vượt qua ngưỡng để các doanh nghiệp phụ trợ kinh doanh có lãi",ông Vượng cho biết. Thêm rằng,doanh nghiệp này sẵn sàng bao tiêu một phần linh kiện,để thúc đẩy nền công nghiệp phụ trợ phát triển.

Ông Trần Bá Dương,Chủ tịch Tập đoàn Trường Hải (Thaco),cho biết đầu tư lĩnh vực công nghiệp phụ trợ đòi hỏi sản lượng lớn và công nghệ. Do đó,ông mong muốn Chính phủ quan tâm,tạo điều kiện cho ngành này phát triển.

Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco (bên phải) và bà Thái Hương (Chủ tịch Hội đồng chiến lược TH) tại hội nghị sáng 21/9. Ảnh: VGP

Ngoài ra,Tập đoàn Vingroup cũng đề xuất Chính phủ có cơ chế chỉ định nhà đầu tư với các dự án nhà ở xã hội để rút ngắn thời gian hoàn thành các thủ tục. Các công đoạn chuẩn bị đầu tư,gồm các loại quy hoạch,phân khu,liên khu đoàn,cũng cần rút ngắn.

Nguyên nhân,theo ông Vượng,hạn chế lớn nhất với các dự án nhà ở loại này liên quan tới quy định 10% lợi nhuận. Trong khi,các doanh nghiệp bất động sản chỉ cần đọng vốn,hoặc bán chậm 1-2 năm là sẽ lỗ.

"Nhà ở xã hội mang tính đóng góp,không phải kinh doanh nên nếu được Chính phủ cho cơ chế chỉ định,sẽ đẩy tiến độ nhanh,mạnh hơn nhiều",ông nói. Ông cũng cho rằng các tiêu chuẩn của nhà ở xã hội cần tăng lên. Tức là,các dự án sẽ phải có hầm để xe,khu vui chơi cho trẻ,khu dành riêng cho cán bộ công nhân viên chức,lực lượng vũ trang,quân đội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị,ngày 21/9. Ảnh: VGP

Về lĩnh vực năng lượng,Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn KN Group mong Chính phủ xem xét cho các dự án năng lượng tái tạo đã có chủ trương đầu tư,khả thi,triển khai nhanh được mua bán điện trực tiếp. Ông đề xuất điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII,nâng công suất các dự án điện năng lượng mặt trời nổi. Việc này giúp tăng thêm nguồn năng lượng tái tạo phục vụ phát triển kinh tế,thu hút các tập đoàn lớn sử dụng nguồn điện này.

Kết luận hội nghị,Thủ tướng đề nghị các Phó thủ tướng,Bộ trưởng trực tiếp lắng nghe,giải quyết dứt điểm các phản ánh của doanh nghiệp. Trường hợp vượt thẩm quyền,các cơ quan này báo cáo Thủ tướng xem xét.

"Tháo gỡ cho doanh nghiệp là góp phần gỡ khó cho nền kinh tế,doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển. Tinh thần,vướng ở đâu gỡ ở đó,không đùn đẩy,né tránh,gây phiền hà,sách nhiễu",Thủ tướng nhấn mạnh.

Ông yêu cầu các bộ,ngành xử lý công việc với "quyết tâm cao,nỗ lực lớn,hành động quyết liệt". "Đã nói là làm,cam kết phải thực hiện,sau đó phải có sản phẩm,kết quả cụ thể,cân đong đo đếm được",ông nói. Lãnh đạo Chính phủ đề nghị các bộ ngành tổ chức thêm các hội nghị chuyên đề với các doanh nghiệp để xử lý các vấn đề liên quan đất đai và môi trường,tài chính,thuế,đầu tư...

Phương Dung

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
© Bản quyền 2009-2020 Mạng ứng dụng thông minh      Liên lạc với chúng tôi   SiteMap