2024-09-11 HaiPress
Chia sẻ với báo chí trưa 11/9,ông Mai Văn Khiêm,Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia,cho biết mưa ở miền Bắc đang có xu thế giảm so với hai ngày trước. Mưa tập trung ở đồng bằng và Đông Bắc bộ,Bắc Trung Bộ,dự báo sau ngày 12/9 sẽ giảm.
Hà Nội nằm ở hạ du các con sông lớn như sông Hồng,Đà. Ngoài ra,thành phố còn có nhiều sông khác chảy qua như Đáy,Đuống,Cầu,Cà Lồ,nội thành có sông Tô Lịch,Kim Ngưu,Lừ,Sét. Nước lũ ở Hà Nội phụ thuộc vào dòng chảy các sông trên.
Do mực nước thượng lưu các sông Hồng ở Lào Cai,Yên Bái đã vượt báo động ba và đang xuống nên lũ sẽ đổ về Hà Nội. Ông Mai Văn Khiêm cho biết lúc 10h,mực nước sông Hồng tại Hà Nội lên 11,02 m,thấp hơn báo động ba 0,48 m. So với dữ liệu quá khứ,mức lũ trên 11 m đã xảy ra gần nhất năm 2004 (11,04 m). Trong những giờ tới,lũ trên thượng nguồn đổ xuống,lũ sông Hồng còn tăng.
Ông Mai Văn Khiêm,Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia. Ảnh: Anh Duy
Tuy nhiên,lũ trên sông Hồng chỉ gây ngập khu vực ngoài đê của các quận Hoàn Kiếm,Tây Hồ,Ba Đình...,không thể ngập vào nội đô. Dự báo trong 6 giờ tới,mực nước sông Hồng tại Hà Nội sẽ lên 11,3 m,dưới báo động ba khoảng 20 cm,sau đó có thể chững lại phụ thuộc vào mưa và xả của hồ thủy điện.
"Dù nước lũ có lên báo động ba (mức cao nhất) thì vẫn không thể gây ngập nội thành Hà Nội,do có hệ thống đê sông Hồng",ông Mai Văn Khiêm và ông Vũ Đức Long,Vụ trưởng Quản lý dự báo khí tượng thủy văn,Tổng cục Khí tượng thủy văn,khẳng định.
Nước các sông Bùi,Tích cũng đang lên gây tràn vào một số khu vực nội đô. Các huyện Ứng Hòa,Chương Mỹ,Hoài Đức,Mỹ Đức,Phúc Thọ,Sơn Tây,Đông Anh... bị ngập úng cục bộ. Khả năng ngập úng kéo dài ở huyện Chương Mỹ do nước các sông chính cao,làm ngăn cản khả năng thoát nước.
"Đây là trận lũ hiếm gặp. Các vùng hạ du,hầu hết sông mực nước sẽ lên báo động ba",ông Mai Văn Khiêm đánh giá.
Ngập lụt kéo dài 2-3 ngày nữa
Ông Võ Văn Hòa,Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ,cho biết một số tỉnh nguy cơ lũ lụt kéo dài 2-3 ngày là huyện Phú Bình,Phổ Yên của Thái Nguyên. Tại Bắc Giang,các khu vực tiếp giáp sông Thương và Cầu bị ngập kéo dài 1-2 ngày tới,mực nước có xu hướng tăng trong vài giờ tới,lên báo động ba.
Mực nước sông Thao (sông Hồng) tại Lào Cai,Yên Bái đã đạt đỉnh và đang xuống. Hồ Hòa Bình,hồ Tuyên Quang đã đóng cửa xả nên giảm nước về hạ du. Song nước trên sông Thao và các sông khác đã vượt báo động ba,một số sông đã có lũ lịch sử nên khả năng tiêu thoát nước ở khu vực ngập lụt sẽ chậm.
Nước sông Hồng dưới chân cầu Long Biên,Hà Nội chiều 11/9. Ảnh: Giang Huy
Thời gian ngập lụt vùng hạ du gồm Hà Nội,Hưng Yên,Hà Nam,Nam Định,Thái Bình còn kéo dài ít nhất 2-3 ngày tới. Trong đó vùng hạ du sông Hồng đang là trọng điểm cảnh báo lũ. Dự báo lũ các sông hạ du có xu hướng tăng,đêm nay sẽ đạt đỉnh,sau đó biến đổi chậm,gây ngập úng kéo dài và giảm dần phụ thuộc vào điều tiết của các hồ chứa.
Nguy cơ sạt lở đất tiếp tục diễn ra ở vùng núi gồm Lào Cai,Yên Bái,Hà Giang,Tuyên Quang do mưa lớn kéo dài. Khu vực này đất bão hòa nước,nguy cơ sạt lở rất cao. "Hiện tượng này rất khó dự báo,trung tâm khí tượng có thể cảnh báo trước 3-6 giờ bằng hệ thống cảnh báo trực tuyến",ông Vũ Đức Long nói.
Ông Long khuyến cáo người dân lưu ý thông tin cảnh báo của Trung tâm Khí tượng và các đài để nắm bắt được diễn biến lũ,thời gian ngập,mực nước cao bao nhiêu để chủ động phòng chống. Các địa phương đều có Ban Chỉ huy khuyến cáo đến người dân tuân thủ,sơ tán đến nơi an toàn.
Đoàn Loan
VnExpress mở chiến dịch "Chung tay cùng đồng bào vùng bão lũ" nhằm hỗ trợ người dân vượt lên nghịch cảnh thiên tai,tái thiết cuộc sống. Mọi đóng góp của bạn xin ủng hộ
tại đây
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20
12-20