2024-06-25 HaiPress
Vụ phóng diễn ra hôm 16/6 tại Palau trong khuôn khổ cuộc diễn tập đa quốc gia Valiant Shield 24,song thông tin chỉ được lục quân Mỹ công bố cuối tuần trước. Lực lượng này đã sử dụng Hệ thống phóng Đa miền Tự động (AML) để khai hỏa hai Tên lửa Tấn công Chính xác (PrSM) vào mục tiêu di động trên biển.
Tên lửa PrSM đánh trúng mục tiêu với sự hỗ trợ dữ liệu từ khí cầu trinh sát tầm cao và máy bay không người lái (UAV). Cuộc thử nghiệm được tiến hành trong nội dung diễn tập đánh chìm (SINKEX) của Valiant Shield 24.
Trong khoa mục SINKEX,lực lượng Mỹ đã đánh chìm USS Cleveland,tàu đổ bộ lớp Austin bị loại biên. Tuy nhiên,thông báo của lục quân Mỹ không đề cập mục tiêu mà tên lửa PrSM đã bắn trúng.
Đây là lần đầu tiên Mỹ khai hỏa tên lửa PrSM trúng mục tiêu di động trên biển,đồng thời cũng là đầu Washington triển khai loại đạn này và bệ phóng AML ở ngoài lãnh thổ,đánh dấu "cột mốc quan trọng trong nỗ lực phát triển năng lực khai hỏa tầm xa của lục quân",thông báo có đoạn.
Mỹ phóng tên lửa trong cuộc tập trận Valiant Shield 24 hôm 16/6. Ảnh: Lục quân Mỹ
PrSM là tên lửa đạn đạo tầm ngắn do tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin phát triển,nhằm thay thế cho dòng Tên lửa Lục quân Chiến thuật (ATACMS) đời cũ. ATACMS là mẫu tên lửa có tầm bắn xa nhất mà Mỹ đã viện trợ cho Ukraine và đang được Kiev sử dụng để tập kích các mục tiêu Nga ở bán đảo Crimea.
Tên lửa PrSM sở hữu các tính năng vượt trội so với ATACMS,với đầu đạn nổ mạnh 90 kg,tầm bắn tối thiểu 500 km và có thể tăng lên 650 km trong tương lai.
Nó có thể được khai hỏa từ pháo phản lực HIMARS và Tổ hợp Pháo phản lực Phóng loạt (MLRS) M270. Pháo M270 nạp được 4 tên lửa PrSM cùng lúc,trong khi HIMARS chỉ có thể nạp tối đa hai quả.
Phiên bản cơ sở của tên lửa PrSM được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính hỗ trợ bởi định vị vệ tinh GPS để tập kích các mục tiêu cố định,bao gồm tổ hợp phòng không,hệ thống phóng tên lửa đạn đạo,trung tâm kiểm soát và chỉ huy hay các điểm tập kết binh sĩ.
Ngoài ra,lục quân Mỹ cũng đang phát triển phiên bản hai của PrSM,còn được gọi là Tên lửa Diệt hạm Phóng từ mặt đất (LBASM). Biển thể này được bổ sung đầu dò radar thụ động kết hợp với đầu dò ảnh hồng ngoại để có thể công kích tàu chiến,kể cả khi nó đang di chuyển.
Việc sử dụng nhiều hệ thống dẫn đường khác nhau còn giúp tên lửa "miễn nhiễm" với các biện pháp tác chiến điện tử của đối phương. Các khí tài sử dụng hệ thống dẫn đường bằng GPS của Mỹ được cho là đang bị ảnh hưởng nặng nề từ các biện pháp gây nhiễu của Nga,khiến tỷ lệ đánh trúng mục tiêu của chúng suy giảm nghiêm trọng trên chiến trường Ukraine.
Lục quân Mỹ tiếp nhận lô tên lửa PrSM đủ khả năng tác chiến đầu tiên vào cuối năm ngoái. Lực lượng này kỳ vọng có thể bắt đầu biên chế phiên bản hai của loại đạn này từ năm 2026.
Phạm Giang (Theo Business Insider,Warzone)
01-06
01-06
01-06
01-06
01-06
01-06
01-06
01-06
01-06
01-06